Phimxxx

Đất rừng phương Namxét cho cùng vẫn chỉ l&agrav góc bẹt bao nhiêu độ

【góc bẹt bao nhiêu độ】Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?

Đất rừng phương Namxét cho cùng vẫn chỉ là một bộ phim hư cấu,ịchsửViệtBâygiờhaybaogiờgóc bẹt bao nhiêu độ lấy cảm hứng từ một tác phẩm văn học cùng tên, cũng là hư cấu. Dĩ nhiên yếu tính liên quan bối cảnh lịch sử của vùng đất trong câu chuyện phim vẫn phải là điều đáng bàn, với khán giả đại chúng muốn quan tâm tìm hiểu và nhất là với giới chuyên ngành. 

Nhưng có lẽ mọi bình luận liên quan cũng chỉ nên nhìn nhận trực diện vào "văn bản" của bản phim điện ảnh hiện có, hơn là mải mê dùng hệ quy chiếu văn học để "đọc vị" một bộ phim, kể cả về chuyện phim có sát sử hay là không.

Tham chiếu một vài góc nhìn của các nhà làm phim quốc tế

Chẳng hạn, phim Romeo + Julietra mắt hồi năm 1996, có sự tham gia diễn xuất của Leonardo DiCaprio, do Baz Luhrmann người Úc đạo diễn (kiêm sản xuất và đồng biên kịch), là bản chuyển thể hiện đại hóa từ bi kịch cùng tên của đại văn hào William Shakespeare (1564 - 1616), từng gây tranh cãi không ít với người xem và giới phê bình quốc tế. Đây cũng là phiên bản điện ảnh lớn thứ 3 khi chuyển thể từ vở kịch kinh điển này, sau các bản chuyển thể năm 1936 và năm 1968. Mặc dù vẫn giữ nguyên đoạn hội thoại gốc của kịch tác gia Shakespeare, bộ phim miêu tả các dòng họ trong phim như những đế chế mafia đang gây chiến, trong bối cảnh ở Mỹ thời đương đại, nơi kiếm (trong tác phẩm gốc) được thay thế bằng súng! Nghĩa là bối cảnh gốc đã được dịch chuyển khung thời gian từ thời Trung cổ ở nước Ý sang thời đại mới ở Mỹ, khi các nhân vật cổ điển hiện diện trên phim. Tên của một số nhân vật cũng được thay đổi, hoặc loại bỏ nhân vật, hoặc thậm chí một số nhân vật còn được nhà làm phim chuyển sang dòng họ đối nghịch, so với vở kịch gốc của văn hào William Shakespeare (được viết vào khoảng 1594 - 1595).

Chuyên trang phê bình phim Rotten Tomatoes báo cáo 73% trong số 66 nhà phê bình đưa ra đánh giá tích cực cho Romeo + Juliet, với điểm đánh giá trung bình là 6,8/10. Các nhà phê bình đồng thuận trên trang này cũng bày tỏ: "Thẩm mỹ hình ảnh của đạo diễn Baz Luhrmann gây chia rẽ vì nó quá mới và sáng tạo vô biên". 

Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?  - Ảnh 1.

Phim Romeo + Juliet năm 1996

T.L

Đạo diễn phim Romeo + Juliet - Baz Luhrmann (sinh năm 1962) là một người làm nghề với các dự án trải rộng trên các ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình, opera, sân khấu, âm nhạc và ghi âm. Ông được giới quan sát phê bình quốc tế xem như là một nhà làm phim tác giả. Thuật ngữ "Auteur" nghĩa là phim tác giả trong đó nghệ sĩ có cách tiếp cận đặc biệt, là một người làm phim có khả năng kiểm soát việc làm phim không bị ràng buộc và mang tính cá nhân, đến mức đạo diễn được ví như "tác giả" của bộ phim, kể cả với phim chuyển thể từ một định dạng gốc nào khác thuộc hàng kinh điển. 

Phim Romeo + Juliettranh giải Gấu Vàng tại LHP Berlin 1997, đồng thời nhận được đề cử ở hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc tại giải Oscar 1997. Thú vị hơn, bộ phim này đã gây ấn tượng mạnh và duy trì được danh tiếng phổ biến trong giới giáo viên tiếng Anh toàn cầu, như một phương tiện đương đại để giới thiệu vở kịch kinh điển cho học sinh cấp 2. Mặc dù không hợp "khẩu vị" của mọi nhà phê bình, Romeo + Juliethiện được công nhận là một trong những bộ phim chuyển thể từ kịch Shakespeare có ảnh hưởng nhất từng được thực hiện.

Một trường hợp khác là với bộ phim Curse of the Golden Flower(Hoàng kim giáp) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, ra mắt vào năm 2006, có sự tham gia diễn xuất của các ngôi sao Hoa ngữ danh tiếng như Châu Nhuận Phát, Củng Lợi, Châu Kiệt Luân, Lưu Diệp... Phim được xem là có cốt truyện dựa trên vở kịch Lôi vũ(tác giả Tào Ngu, viết năm 1934), đồng thời cũng được lấy cảm hứng từ vở kịch Hamletkinh điển (sáng tác năm 1601) của kịch tác gia William Shakespeare. Cốt truyện của vở kịch Hamlet có nguồn gốc từ thể loại truyện dân gian thời Trung cổ. Lôi vũcó câu chuyện lấy bối cảnh Thiên Tân thời kỳ Dân quốc của Trung Quốc. Đến phiên mình, khi làm phim thì đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã chuyển bối cảnh câu chuyện phim sang thời nhà Đường năm 928.

Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?  - Ảnh 2.

Phim Hoàng kim giáp của Trương Nghệ Mưu

T.L

Cùng với việc chuyển dời khung thời gian bối cảnh phim hoàn toàn khác biệt so với các câu chuyện gốc được lấy cảm hứng, và thậm chí "sai sử" cả với mốc niên đại về một triều đại có thật trong lịch sử Trung Quốc, Hoàng kim giápcủa Trương Nghệ Mưu còn gặp phản ứng mạnh từ công chúng tại xứ với phục trang phim này. Bởi, nhà làm phim đã cho tất cả những nữ nhân trong hoàng triều trên phim đều vận áo yếm hở ngực cực kỳ táo bạo, gây ấn tượng thị giác rất mạnh về vẻ đẹp nhục dục. Khi bị chỉ trích là phục trang phi thực tế, nhà làm phim đã lên tiếng khẳng định rằng đoàn phim đã nghiên cứu rất nhiều về lịch sử văn hóa vô cùng phóng khoáng ở thời Đường, đặc biệt là dấu ấn trang phục thời Thịnh Đường, vốn dĩ nữ nhân trong triều đình là phi tần trong cung vẫn mặc áo với cổ được cắt sâu để trễ ngực. Chỉ vì các triều đại khác của Trung Quốc sau thời Đường không tái hiện khuynh hướng phục trang trễ ngực này cũng không có nghĩa là nó chưa từng tồn tại trong lịch sử, như góc nhìn của khán giả đại chúng. Bộ phim Hoàng kim giápcủa Trương Nghệ Mưu đã nhận được đề cử Oscar năm 2007, hạng mục Thiết kế trang phục xuất sắc.

Phim lịch sử Việt: Kiếp nào có yêu nhau?

Với dòng phim liên quan lịch sử Việt, cho dẫu chỉ là phim mang tính phục hiện hồi nhớ về một vùng đất như Đất rừng phương Namdưới dạng câu chuyện hư cấu, hay với phim về các nhân vật có thật trong lịch sử đã từng, hẳn nhiên lại càng khó tránh khỏi những góc nhìn soi rọi phán xét khắt khe và đa chiều từ khán giả đại chúng.

Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?  - Ảnh 3.

Poster phim Đất rừng phương Nam

Vào năm 2015, phim Việt thuộc dòng cổ trang lịch sử là Mỹ nhân(đạo diễn Đinh Thái Thụy) cũng từng gây dư luận trái chiều ở Việt Nam. Cốt lõi của phim Mỹ nhânlà câu chuyện loạn luân của Tống Thị trong bối cảnh thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, từ một cái nhìn mới về lịch sử của nhà biên kịch Văn Lê. Phim bị dư luận nhận định có trang phục không thuần Việt, ngay từ khi người làm phim tung trailer giới thiệu quảng bá phim.

Đến năm 2020, phim Quỳnh Hoa nhất dạ(đạo diễn Lý Minh Thắng) vừa "chào sân" bằng teaser trailer cũng đã bị cộng đồng mạng chất vấn đủ điều, nhưng nổi cộm nhất vẫn là về trang phục của nhân vật nữ chính là Thái hậu Dương Vân Nga (do siêu mẫu, diễn viên Thanh Hằng thủ vai). Đây là dự án phim Việt theo hướng dã sử, không phải chính sử, lấy bối cảnh thời Đinh - Tiền Lê.

Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?  - Ảnh 4.

Phim sử thi hành động Chiến bàocủa nhà sản xuất Bá Cường - hãng phim Thiện Production

NSXCC

Gần đây, hãng phim Thiện Production của nhà sản xuất Bá Cường (đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim hành động võ thuật Võ sinh đại chiến, ra mắt năm 2021) cũng vừa hé lộ một dự án phim sử thi hành động lịch sử Việt: Chiến bào. Kịch bản được chấp bút từ cặp đôi biên kịch từng nhận giải Cánh Diều Vàng là Lương Kim Liên và Nguyễn Thị Ngọc Bích. Được biết, dự án phim lịch sử này có câu chuyện về anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở rừng núi Lam Sơn - Chí Linh (Thanh Hóa), kháng Minh, trong bối cảnh thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 4 (còn gọi là thời Minh thuộc) trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ năm 1407 khi đế quốc Minh đánh bại nhà Hồ - Đại Ngu. 

Đến mùa đông năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn cùng chí hướng đã tổ chức "Hội thề" tại Lũng Nhai (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức đánh đuổi ách thống trị của quân Minh. Và đến năm 1418 thì Lê Lợi chính thức khởi nghĩa, với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Trải qua nhiều trận đánh khốc liệt, thậm chí có nhiều lần bị giặc Minh vây khốn dồn vào tuyệt lộ, cuối cùng đến năm 1427 thì cuộc kháng chiến dưới sự dẫn dắt của Lê Lợi cũng thành công, quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi nước Nam, từ đó Lê Lợi thống nhất và tái thiết đất nước Đại Việt, dựng nên nhà Hậu Lê. Lê Lợi được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, là một trong hai vị thánh trung hưng của dân tộc Việt (người đầu tiên là Ngô Quyền).

Nhưng liệu rằng dự án phim lịch sử lớn tầm đầu tư nhưChiến bàocó tiếp tục gặp phải những luồng dư luận thiếu thiện cảm, như với các phim Việt cùng thể loại trước giờ? 

Phim lịch sử Việt: Bây giờ hay bao giờ?  - Ảnh 5.

Phim lịch sử Hồng Hà nữ sĩ

ĐPCC

Câu trả lời về tương lai của phim lịch sử Việt hẳn nhiên vẫn còn ở phía trước, tùy thuộc vào chất lượng thực sự của các phim khi ra mắt. Chỉ với điều kiện gần như duy nhất, rằng khán giả Việt cũng nên mở lòng hơn nữa với biên độ sáng tạo của những người làm phim tư nhân tại xứ, nhất là khi điện ảnh Việt đến thời điểm này vẫn còn rất khan hiếm phim lịch sử có nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn ngân sách quốc gia.

Mong phim lịch sử Việt được khán giả ủng hộ nhiều hơn

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, đồng thời là Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, đã nêu ý kiến tại nghị trường Quốc hội, trong một phiên thảo luận, rằng: "Chúng ta vẫn thường tấm tắc khen các bộ phim lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc... hấp dẫn. Nhưng tôi tin rằng, những bộ phim như vậy mà làm ở Việt Nam chắc chắn cũng gây ra nhiều tranh luận, khó thoát khỏi búa rìu dư luận. Tất nhiên, mỗi nền văn hóa khác nhau, cách thức làm phim phải khác nhau. Trong bối cảnh hiện nay, sáng tạo nghệ thuật về lịch sử cần được nhìn nhận một cách 'thoáng' hơn, được lắng nghe theo cách tích cực nhiều hơn, và được ủng hộ nhiều hơn. Có được điều đó, văn nghệ sĩ mới dám xả thân vì nghệ thuật".

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng mong muốn những tranh luận vừa qua (liên quan phim Đất rừng phương Nam) không làm nản chí các nghệ sĩ tâm huyết khai thác đề tài lịch sử Việt. Ông cũng lấy ví dụ, một số phim do Nhà nước đặt hàng năm nay như Đào, phở và pianoHồng Hà nữ sĩdù được Nhà nước đầu tư và những người làm phim thực hiện một cách chăm chút, lại chưa thực sự gây được sự chú ý từ đại chúng trên thị trường điện ảnh nước nhà.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap